Saturday, 20/04/2024 - 16:51|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Đakrông

Giáo án : trường học an toàn học sinh thân thiện bình đẳng

Tiết: 5                                                                           Ngày soạn: 23/05/2020

                                                                                     Ngày dạy: 26/05/2020

                                                                                                                                

BẠO LỰC VÀ HÀNH VI BẠO LỰC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm bạo lực.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết và phân biệt được các hình thực bạo lực cơ bản: bao gồm bạo lực tinh thần, bạo lực thân thể và bạo lực tình dục.

3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận,...

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Thảo luận, giải quyết vấn đề

- Vấn đáp, động não, đóng kịch, đặt câu hỏi, thuyết trình.

- Thảo luận nhóm, Trò chơi.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng, giấy A0, bút dạ.

2. Chuẩn bị của HS: vở, siêu tầm các hình ảnh bạo lực.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ :

2. Bài mới

Hoạt động 1: Bạo lực là gì?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV: chia lớp thành 4 nhóm

- Môi nhóm phát cho mỗi giấy A0; yêu cầu mỗi nhóm ghi từ bạo lực vào mép giấy

- Yêu cầu mỗi nhóm suy nghỉ về từ bạo lực

HS: suy nghỉ về từ bạo lực.

Gv: yêu cầu đại diện các nhóm treo tờ giấy lên bảng; lần lượt trình bày nội dung mà các em đã viết/ vẽ/ đóng kịch trước toàn lớp.

Hs: chú ý quan sát bổ sung ý kiến nếu có.

Gv: tổng kết và nêu khái niệm về bạo lực

Gv: cần nhấn mạnh bất cứ hành động nào tổn hại cho người khác , hoặc ngăn cản không cho người khác thực hiện quyền chính đáng của họ đều xem là hành vi bạo lực.

- Người thực hiện hoặc chịu trách nhiệm về hành động bạo lực được coi là người gây bạo lực.

- Người bị hại hoặc chịu những tổn thương do những hành động bạo lực, sai trái của người khác được gọi là nạn nhân.

1. Bạo lực là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Bạo lực không chỉ bảo gồm những hành động gây tổn hại tinh thần cho người khác về tinh thần, thân thể và tình dục mà nó còn bao hàm cả hành động ngăn cản, không cho một người nào đó được hưởng quyền chính đáng của họ.

- Người gây bạo lực là Người thực hiện hoặc chịu trách nhiệm về hành động bạo lực hoặc hành vi sai trái gây tổn hại về tinh thân, thân thể và tình dục đối với người khác.

- Nạn nhân là Người bị hại hoặc chịu những tổn thương do những hành động bạo lực, sai trái của người khác.

Hoạt động 2: Các hình thức bạo lực.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Gv: Cho học sinh xem các đoạn trích điển hình từ các clip tình huống em Thương và bạo lực tình dục. (Nếu không Gv đọc ba tình huống cuối sách  trang 48).

Hs: chú ý quan sát và lắng nghe.

Gv: Cho học sinh thảo luận từng cặp đôi hoặc bạn cùng bàn về hai Clip vừa xem trả lời câu hỏi sau:

? Theo em có bao nhiêu hình thức bạo lực.

? Em có thể sắp xếp các tình huống trong clip/ ba tình huống vừa xem / nghe vào hình thức bạo lực nào.

? Có bao giờ cả hai hoặc hơn hai hình thức bạo lực cùng tồn tại trong một trường hợp không.

Hs: Suy nghỉ trả lời và giải thích tạo sao em lại phân như vậy.

Gv: Khuyến khích một số em chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp

Hs: thực hiện yêu cầu.

Gv: Tổng kết ba loại lên bảng hoặc lên slide.

- Giải thích cho Hs về từng hình thức bạo lực (tinh thần, thân thể và tình dục); sau đó yêu cầu Hs đọc các ví dụ về từng hình thức bạo lực trong tài liệu được phát.

- Bạo lực tinh thần: bao gồm những hành động gây hoang mang, lo lắng, căng thẳng, sợ hải với người khác ví dụ: dọa dẫm, nói xấu, nhục mạ….

- Bạo lực thân thể; là những hành động cưởng ép về cơ thể gây đau đớn khó chịu với người khác.

- Bạo lực tình dục bao gồm quấy rối tình dục và  xâm hại tình dục những hành động cưỡng ép người khác có quan hệ/ hành vi tình dục ví dụ: tình dục với người khác.

2. Các hình thức bạo lực.

- Bạo lực tinh thần: bao gồm những hành động gây hoang mang, lo lắng, căng thẳng, sợ hải với người khác ví dụ: dọa dẫm, nói xấu, nhục mạ….

- Bạo lực thân thể; là những hành động cưởng ép về cơ thể gây đau đớn khó chịu với người khác.

- Bạo lực tình dục bao gồm quấy rối tình dục và  xâm hại tình dục những hành động cưỡng ép người khác có quan hệ/ hành vi tình dục ví dụ: tình dục với người khác.

Ví dụ:

Bạo lực tinh thần

  • Dọa dẫm, đe dọa.
  • Chọc ghẹo.
  • Lăng mạ.
  • Bắt nạt.
  • Làm nhục.
  • Bỏ mặc.

Bạo lực thân thể:

  • Giật tóc
  • Đấm
  • Giam giữ
  • Đá
  • Đánh đập.
  • Xô đẩy.
  • Quăng ném thức gì đó vào người.

Bạo lực tình dục:

  • Hãm hiếp
  • Cưỡng dâm.
  • Sờ mó hoặc phơi bày khiếm nhã.
  • Lời lẻ gợi dục, gạ gẫm.

 

3. Cũng Cố

Chốt thông điệp:

- Bất cứ hành động nào dẫn đến (hoặc có khả năng ảnh hưởng đến) những tổn hại về thể xác, tinh thần đối với người khác, kể cả việc đe doạ thực hiện những hành động này, cũng như cưỡng bức, tước đoạt quyền tự do chính đáng của người khác đều được coi là bạo lực.

- Có nhiều hình thức bạo lực khác nhau. Dù dưới hình thức nào hành vi bạo lực cũng không được chấp nhận.

4. Dặn Dò.

- Về nhà xem lại nội dung bài học.

- Mỗi hình thức bạo lực lấy cho 5 ví dụ.

- Tìm hiểu xem xung quanh bản thân, gia đình hoặc người thân của em có những hình thức bạo lực này hay không. Nếu có các em sẻ xữ lý như thế nào.

- Tìm hiểu lại nội dung về giới và giới tính để tiết sau chúng ta sẻ tìm hiểu bài bạo lực trên cơ sở giới trong trường học.

V. RÚT KINH NGHỆM

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Lượt xem: 743
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 126
Hôm qua : 9
Tháng 04 : 56